Những điều khó chịu mà bệnh nhân không bao giờ nói với bác sĩ
top of page

Những điều khó chịu mà bệnh nhân không bao giờ nói với bác sĩ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ chia sẻ về những điều khó chịu bệnh nhân không bao giờ nói với bác sĩ khi lấy dấu răng thủ công


Lấy dấu răng là một bước quan trọng trong nhiều phương pháp chỉnh nha như trồng răng, niềng răng, cấy ghép implant,...


Phương pháp lấy dấu răng trực tiếp thường sử dụng bột thạch cao, Silicon, Alginate.


Quy trình lấy dấu răng trực tiếp thường mất rất nhiều thời gian, mang đến những bất tiện cho bệnh nhân. Chưa kể bệnh nhân sẽ có những sự khó chịu mà bản thân họ không dám nói ra. Bởi tâm lý người bệnh là bác sĩ bảo sao thì phải nghe vậy.


Vậy hãy cùng xem, những điều khó chịu nào mà bệnh nhân không chia sẻ với bác sĩ trong quy trình lấy dấu răng thủ công trong nội dung dưới đây:


Thời gian lấy dấu lâu, cần há gây mỏi miệng


Quy trình lấy dấu răng trải qua rất nhiều bước. Thời gian chuẩn bị các vật liệu để lấy dấu cũng đã mất thời gian nếu bác sĩ không có phụ tá. Sau đó, bệnh nhân sẽ mất thêm 5-7 phút để chờ lấy dấu vô cùng bất tiện. Đây là điều bất tiện nhất mà bệnh nhân đang phải chịu đựng khi bác sĩ thực hiện phương pháp lấy dấu thủ công.


Việc lấy dấu lâu khiến bệnh nhân rất mỏi miệng

Mùi chất lấy dấu gây khó chịu trong suốt thời gian chờ


Những vật liệu lấy dấu như thạch cao, silicon, Alginate đều là hóa chất. Bởi vậy các vật liệu này đều có mùi không thoải mái gì. Đặc biệt việc đặt hóa chất dưới mũi trong thời gian dài sẽ tạo cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân. Thậm chí nếu hít phải lâu, bệnh nhân có thể gặp tình trạng choáng váng, khó thở,... với những người nhạy cảm. Nếu tỉ lệ trộn chất lấy dấu không chuẩn có nguy cơ chảy chất lấy dấu vào miệng bệnh nhân vô cùng nguy hiểm.


Chất lấy dấu có mùi không hề dễ chịu

Nếu thực hiện hỏng, cần đổ lại mẫu rất mất thời gian


Việc lấy dấu bằng phương pháp thủ công thường khá cầu kỳ, thường đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và tỉ lệ trộn cần độ chính xác cao. Vì vậy việc phải thực hiện nhiều lần, đổ lại mẫu là điều không tránh khỏi nếu chẳng may xảy ra sai sót. Bởi vậy, thời gian chờ đợi của bệnh nhân sẽ càng kéo dài bởi cần thực hiện lại quy trình lấy dấu từ đầu nếu xảy ra sai sót.


Nếu thực hiện hỏng bác sĩ sẽ phải đổ lại mẫu rất mất thời gian

Chất trộn mất mỹ quan, bệnh nhân có cảm giác mất vệ sinh


Bình thường, khi nhìn thấy một hỗn hợp nhão với mùi vị không dễ chịu gì, chúng ta đã cảm thấy rất lo lắng và cảm giác rằng, nó không hề vệ sinh hay sạch sẽ gì. Nhưng với người phải lấy dấu răng, cảm giác ngậm trong miệng một loại hỗn hợp nhão nhão, mềm mềm, trải qua cả quá trình để nó đông cứng sẽ càng kinh khủng hơn. Một sự khó chịu phải chịu đựng suốt quá trình dài sẽ thật sự mang đến trải nghiệm vô cùng tệ hại cho bệnh nhân.


Chất lấy dấu nhìn rất mất vệ sinh

Trên đây là toàn bộ những điều khó chịu mà bệnh nhân không chia sẻ với bác sĩ khi lấy dấu răng thủ công. Điều này cho thấy, việc dùng phương pháp thủ công lấy dấu răng mang đến những trải nghiệm tồi tệ cho bệnh nhân đến mức nào. Chưa kể, đây là phương pháp tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, rất nguy hiểm cho cả bác sĩ và bệnh nhân.


Vì vậy, việc thay thế phương pháp lấy dấu răng thủ công bằng phương phới là một điều thực sự cần thiết. Còn bác sĩ, bác sĩ thấy sao?


bottom of page